Phương pháp kiểm tra bề mặt sơn tĩnh điện thông dụng

Thưa quý khách hàng hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý khách về phương pháp kiểm tra bề mặt sơn sau khi gia công sơn tĩnh điện thành phẩm đơn giản nhất . Giúp quý khách có cái nhìn rõ nhất về chất lượng sơn tĩnh điện, một công nghệ cũng còn mới tại Việt Nam.

Ở phần trước chúng tôi cũng đã giới thiệu sơ lược về các cách kiểm tra bề mặt sơn tĩnh điện cho quý khách tham khảo, nhưng ở phần đó thì các bước kiểm tra nó phức tạp hơn đòi hỏi máy móc phức tạp nhưng ở đây thì quý vị có thể kiểm tra ngay.

Trước và sau khi sơn tĩnh điện chúng ta phải xem xét một số vấn đề khi sử dụng và kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện. Để đảm bảo cho quá trình gia công sơn tĩnh điện không bị gián đoạn, năng xuất đạt hiệu quả cao cũng như để cho sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện có được chất lượng tốt nhất.

 

Phương pháp kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện

a. Đo độ dày màng sơn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị đo độ dầy sơn nên công việc kiểm tra phần này cũng rất đơn giản và nhanh chóng.

Trước khi đưa vào lò sấy công nghiệp: Kiểm tra độ dày màng sơn bằng thiết bị điện tử với màng nhựa chuẩn, lược cào, kỹ thuật laser hoặc quan sát bằng mắt thường.

Sau khi sấy: Dùng thiết bị điện tử với màng nhựa chuẩn.

Phương pháp kiểm tra bề mặt sơn tĩnh điện

b. Kiểm tra màu sơn

Có các cách kiểm tra màu sơn tĩnh điện như sau:

Dùng thiết bị phòng thí nghiệm

Dùng thiết bị xách tay

So sánh với mẫu màu chuẩn bằng mắt thường

Lưu ý: Sử dụng nguồn sáng chuẩn khi chỉnh màu.

c. Kiểm tra độ bóng của sơn

Để kiểm tra độ bóng của bề mặt sơn tĩnh điện ta dùng máy đo độ bóng ở nhiều góc độ khác nhau:

Góc 60 độ: Góc được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sơn tĩnh điện.

Góc 20 độ: Dùng khi đo độ bóng bề mặt sơn tĩnh điện có độ bóng bề mặt cao.

Góc 85 độ: Dùng khi đo độ bóng bề mặt sơn tĩnh điện có độ bóng bề mặt thấp.

d. Khả năng che phủ

Sử dụng Panel trắng đen để xác định độ che phủ của sơn tĩnh điện

e. Kiểm tra các lỗi trên bề mặt sơn

Các lỗi có thể có trên bề mặt sơn tĩnh điện:

Đốm: Do những loại bột khác, từ lò sấy, bụi bẩn từ môi trường,…

Lỗ dạng hố lửa: Bề mặt bị nhiễm các chất như silicone, acrylics, dầu hoặc nhớt và một số chất khác không tương thích với bột sơn tĩnh điện.

Lỗ kim: Do sự thoát khí từ màng sơn hoặc vật được sơn, bề mặt bị nhiễm bẩn, bột sơn tĩnh điện bị ẩm,…

f. Kiểm tra độ bền va đập

Đo độ biến dạng của lớp sơn phủ

Tiến hành kiểm tra tại mặt trước và mặt sau của tấm sơn mẫu

Độ dày màng sơn nên theo tiêu chuẩn (60-80 microns)

Khả năng chịu va đập được xác định bằng trọng lượng của quả đập và chiều cao tối đa mà màng sơn không bị vỡ (inch x pounds hoặc Joule).

Kiểm tra độ dẻo màng sơn

Kiểm tra độ dẻo/đàn hồi Cupping hoặc Erichsen

Xác định độ dẻo/đàn hồi của màng sơn bằng cách làm biến dạng từ từ màng sơn. Một viên bi được ép vào tấm sơn mẫu và được đẩy sâu vào cho đến khi xuất hiện vết rạn, ghi lại kết quả chiều dài đã đẩy được.

g. Độ uốn cong

Dùng dụng cụ hình nón đo độ uốn cong màng sơn (Conical) hay hình trụ (Mandrel).

Sưu tầm