Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Sơn Tĩnh Điện Giá Rẻ

Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn phun điện tử ứng dụng dòng điện và trường điện để hút các hạt sơn lên bề mặt kim loại và tạo ra một lớp phủ đồng nhất và bền bỉ. Hiện nay, sơn tĩnh điện là phương pháp sơn được các xưởng gia công cơ khí sử dụng rộng rãi để tạo ra một bề mặt kim loại đẹp và bảo vệ chống ăn mòn, oxy hóa và va đập tốt.

Độ bám dính của chi tiết được sơn bằng tĩnh điện sẽ cao hơn, nét sơn đẹp hơn so với các loại sơn thông thường vì tính chất phủ của sơn tĩnh điện ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (-) khi bột sơn đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất.

Thiết bị chính trong sơn tĩnh điện là súng phun và bộ điều khiển tự động, ngoài ra còn có các thiết bị khác như: buồng phun sơn và thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến, máy nén khí, máy tách ẩm khí nén… Vật liệu dùng chế tạo các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được là composite vì chúng có tính cách điện, độ dẻo da, kháng hóa chất môi trường và nhiệt độ… thuận lợi cho quá trình gia công.

Sơn tĩnh điện được sử dụng vì mục đích thương mại đối với rất nhiều sản phẩm kim loại từ cỡ nhỏ đến cỡ trung bình, bao gồm những bộ đồ gá đèn chiếu sáng, vỏ thiết bị, các thiết bị ngoài trời, các kệ giá, khung cửa sổ. Các vật liệu thích hợp để sơn tĩnh điện là thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm, kẽm, đồng thau…

38

Nghe có vẻ phức tạp, thế nhưng công nghệ sơn tĩnh điện cũng rất đơn giản, không cần qua đào tạo chuyên nghiệp cũng hoàn toàn có thể thực hiện được. Thông thường quy trình sơn tĩnh điện gồm 4 bước cơ bản dưới đây.

1. Xử lý bề mặt sơn

Đây là bước khá quan trọng, giúp đảm bảo tạo cho bột sơn có độ bám dính tốt hơn, lên màu đẹp và có độ bền chắc cao hơn. Ở bước này, các tạp chất trên bề mặt vật liệu sơn như gỉ sét, dầu mỡ, chất bẩn và các tạp chất hữu cơ khác sẽ được loại bỏ để bề mặt vật liệu tiếp xúc với sơn được tốt hơn.

2. Phun sơn

Để tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện, tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải sẽ được máy nén khí xịt sạch bề mặt sản phẩm. Toàn bộ quá trình phun sơn tĩnh điện sẽ được diễn ra trong buồng sơn đảm bảo sơn không phát tán nhiều ra không khí mà quan trọng hơn, nó giúp thu hồi lượng bột sơn dư để tái sử dụng cho lần sơn tiếp theo.

3. Sấy khô

Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ 180oC – 200oC trong 10 phút.

4. Kiểm tra và đóng gói

Sau khi quá trình sấy khô được hoàn thành, chúng ta tiến hành kiểm tra thành phẩm trước khi đóng gói và chuyển đi các kênh phân phối.

Qua bài viết, Cơ Khí Nhật Nam hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm được phần nào về Sơn Tĩnh Điện cũng như các quy trình phun sơn tĩnh điện, từ đó trang bị cho mình thêm được phần nào kiến thức bổ ích. Và nếu bạn đang có nhu cầu sơn tĩnh điện hay tìm cơ sở gia công cơ khí thì Nhật Nam là một trong những đơn vị tiên phong, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ Cơ Khí Nhật Nam:

Số nhà 36, Khu Garland – Phước Điền, 72 Dương Đình Hội, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tel: 0938 77 15 08 (Japan)

Tel: 0964 09 20 79 (English)